Video clip

Get Flash to see this player.

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms. Võ Thị Nở

    0909 121 145

  • Mr. Nguyễn Thắng

    0977 913 948

  • My status

    Ms. Võ Thị Nở

    0909 121 145

  • My status

    Mr. Nguyễn Thắng

    0977 913 948

Thống kê truy cập

Hôm nay: 60

Hôm qua: 222

Tuần này: 447

Tuần trước: 1,188

Tháng này: 43,547

Tháng trước: 59,363

Tất cả: 522,456

Hiện có 29 khách trực tuyến


Bao bì - đóng góiVận chuyển

FAQS

Các thông số cơ bản của khăn lông

Các thông tin cần thiết cần cung cấp khi đặt hàng :

1- Kích thước khăn : Dài x Rộng (cm) ± Dung sai (cm)

Khăn bị kéo căng khi dệt và qua các công đoạn hoàn tất, định hình.  Do đó giữa các khăn luôn có sai lệch ít nhiều về kích thước hình học.  Thông thường khăn thương mại có dung sai về kích thước  ±2cm.  Đối với những khăn rất lớn (100x220cm) hoặc quá nhỏ (20x20cm) thì sai lệch kích thước có thể qui định khác.  Với những nhu cầu sử dụng yêu cầu khắt khe về sai lệch kích thước luôn dẫn đến giá thành cao hơn.

2- Trọng lượng khăn : gr ± Dung sai  (tính theo gr/cái hoặc gr/tá 12 cái)

Dung sai trọng lượng khăn thông thường ±5%

3- Vật liệu : vật liệu dùng dệt khăn từ 100% bông hoặc sợi pha, tỉ lệ pha, tỉ lệ sử dụng các sợi đặc biệt (tơ bóng, tơ tằm, P.E .....).  Thông thường nếu khách hàng không yêu cầu cụ thể vật liệu, nhà SX sẽ mặc định sử dụng vật liệu 100% cotton

4- Màu sắc : màu sắc lấy theo mẫu đối hoặc theo bảng màu (Pentone).  Với các màu đậm như đen, đỏ đậm, xanh đen ... giá thành luôn cao hơn màu nhạt do chi phí thuốc nhuộm và xử lý nước thải.

5- Kết cấu : kiểu dệt khăn bông cao/bông thấp, dệt thông thường hay dệt Jacquard, có/không có rãnh trang trí, kiểu và vị trí rãnh trang trí, vật liệu sử dụng cho rãnh trang trí ..... thông thường kết cấu được thông qua bằng hình vẽ minh họa cụ thể chi tiết bố trí.

Ngoài ra khách hàng có thể bổ sung các yêu cầu riêng cho SP, các yêu cầu có thể căn cứ trên mẫu đối

 

Khác biệt giữa khăn làm từ 100% cotton và khăn loại khác ?

Ở đây nói đến khăn làm từ 100% cotton (bông) và cotton pha

Đặc điểm nổi trội của khăn làm từ bông 100% là tính hút ẩm (nước) tốt.  Khi hút nước đủ, khăn có thể hút ẩm hơn 100%, tức lượng nước giữ trong khăn có thể lớn hơn cả trọng lượng khăn.  Khi khô, khăn cotton không ráp (nhám) mà vẫn mềm, khăn cotton không gây phản ứng phụ trên da thường và da nhạy cảm.

Để đa dạng nguyên liệu và nhiều lý do khác, người ta còn pha các loại vật liệu khác vào xơ bông hoặc sợi để tạo ra nhiều dòng sợi nhân tạo.  Hầu hết các sợi nhân tạo tăng thêm tính thẩm mỹ trong thiết kế, tính hiệu dụng trong một số trường hợp (chống nhăn, chống cháy, co giãn ...).  Tuy nhiên việc pha các thành phần lạ vào ít nhiều đều làm giảm ưu điểm hút nước của bông 100%, một số trường hợp thành phần pha vào có thể không phù hợp với làn da mẫn cảm.

Sử dụng và bảo quản khăn lông như thế nào ?

Với vệ sinh cá nhân thì khăn lông sử dụng tốt nhất ở trạng thái ẩm (nhúng nước-vắt kiệt)

Một số trường hợp dùng khăn lông dạng khô : áo choàng tắm, khăn lau tay, khăn lót sàn ....

Khi khăn ẩm, cần trải khăn rộng ra để thoát ẩm tự nhiên, nhằm tránh vi khuản và nấm mốc phát triển gây mùi khó chịu (nếu để ủ lâu).

Tùy theo mức độ sử dụng khác nhau thì chế độ giặt sạch khăn cũng khác nhau, nhưng không dùng bàn chải chà xát mặt khăn để làm sạch vết bẩn, việc chà xát sẽ làm xù lông khăn và kéo/giựt các đường sợi ra khỏi khan làm hỏng khăn.

Đối với khăn mới, không nên giặt chung với áo quần, do cọ xát trong lúc giặt, khăn ít nhiều sẽ bung ra một ít sợi bông li ti bám vào áo quần sạch.  Lượng bông li ti bung ra sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng,

Do cotton và cellulose (gỗ) giống nhau nên khăn lông cũng là món ưa thích của mối, việc bảo quản ở những khu vực có mối nên thường xuyên kiểm tra khăn để tránh mối ăn thủng khăn.

Khăn lông "Organic" là gì ?

Theo luật của Mỹ, nhà SX nào muốn gắn nhãn "organic" lên sản phẩm đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trong " Organic Food Production Act of 1990" ban hàng toàn liên bang.  Trong bộ tiêu chuẩn có chỉ dẫn trình tự và nguyên tắc cần tuân thủ khi sản xuất, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Nhà nông phải bám sát kế hoạch gieo trồng, chăm sóc do USDA ( United State Department of Agriculture) cung cấp. Họ cung cấp danh sách các hóa chất được sử dụng kèm theo mô tả, thành phần và hướng dẫn sử dụng.  Nhà nông trồng bông organic phải cung cấp bản mô tả các qui trình kiểm soát và các biện pháp ngăn cách thực tế nhắm tránh tiếp xúc lẫn lộ giữa hạt giống organic và hạt giống thường, cũng như ngăn chặn tiếp xúc giữa sản phẩm organic và các hóa chất cấm từ giai đoạn gieo, thu hoạch, lưu trữ và vận chuyển.     

Việc sản xuất SP organic đòi hỏi nhiều thay đổi ngay cả trên cánh đồng.  Trước khi gieo lứa hạt organic đầu tiên, cánh đồng phải trải qua giai đoạn "làm sạch" mất 3 năm, trong 3 năm đó không được dùng bất kỳ chất cấm nào theo danh mục. Cánh đồng phải được ngăn cách bằng rào chắn ngăn cách xâm nhập của hóa chất cấm từ những cánh đồng gần đó. Nhà nông bằng kinh nghiệm của mình đảm bảo tình trạng màu mỡ của đất trồng trong khi đó vẫn duy trì tính chất vật lý, hóa học và sinh học trong đất cũng như giữ cho đất không bị khô cằn.

Việc đóng gói, vận chuyển, ngăn cách côn trùng cũng nằm trong danh mục phải kiểm soát theo qui định của SOP (State Organic Program).  Có thể dùng các biện pháp cơ học hoặc sinh học để ngăn chặn việc thối rữa.  Tuy nhiên cấm việc sử dụng các loại hóa chất hay dung dịch dể bay hơi lên các SP hay bất kỳ quá trình nào trong chuỗi organic.

SP organic dử dụng ít thuốc trừ sâu hơ việc trồng bông thông dụng. Thuốc trừ sâu dùng trong cánh đồng bông thông thường có chứa orthophosphat, methamidophos, endosulfan (rất độc với nông dân) và aldicarb. Những loại thuốc trừ sâu bọ khác dùng trên cánh đồng bông ở Mỹ là Trifluralin, Toxaphene và DDT - mặc dù 2 chất cuối đã ngưng sử dụng ở Mỹ, nhưng chúng cần thời gian dài để phân hủy và rất khó tẩy rửa khỏi cánh đồng.  Ngay cả trên cánh đồng bông organic cũng có khả năng còn một lượng do việc sử dụng 2-3 năm trước.  Một số nông dân dùng lá trà thay thế cho thuốc trừ côn trùng hoặc dùng thiên địch của côn trùng như nuôi gà.  Ngay cả ở Mỹ rất nhiều nông dân không hiểu hết việc tác động kéo dài của các hóa chất trên.

Lấy một chỉ tiêu để so sánh việc dùng bông Organic - Trên diện tích trồng trọt của Thế giới, chỉ khoảng 2,5% diện tích dùng trồng bông theo phương pháp thông thường, tiêu tốn chừng 20% lượng thuốc trừ sâu.  Trên mỗi kg bông thô  (may được khoảng 2 cái T-Shirt), chúng cần khoảng 1 kg phân đạm tổng hợp tạo ra N2O gây hiệu ứng nhà kính 300 lần nhiều hơn khí CO2.
Đặc điểm của bông Organic là hút nước tốt hơn, vải bền hơn, không sử dụng hóa chất trong quá trình trồng và thu hoạch nên chúng mềm mại hơn.  An toàn cho sử dụng và cho môi trường

Các loại vật liệu dùng làm khăn ?

abcd

Sử dụng loại khăn gì cho da mẫn cảm với hóa chất ?

Khăn nén là gì ? Sử dụng ra sao ?

Khăn nén thật ra là chiếc khăn lông bình thường được ép lại nhằm làm giảm kích thước choán chổ.  Các lợi ích của khăn nén :

- Nhỏ gọn, ít chiếm không gian cất giữ, thích hợp với các công việc : cắm trại, du lịch dã ngoại, cứu hộ, quân đội ....

- Đối với nhà buôn thì chi phí vận chuyển ít hơn khăn thường

Để dể sử dụng, khi tháo bao bì ra, nên làm ẩm khăn để dể tháo khăn bung ra kích thước bình thường.

Khăn bung ra hoàn toàn như khăn bình thường, có thể sử dụng/giặt nhiều lần.

Khăn nén có thể nén theo hình logo công ty, hình biểu tượng (trái tim, tròn,...)
Lưu ý : khăn nén khi bung ra, người sử dung không thể "nén" khăn nhỏ gọn trở lại mà không dùng máy móc.

Hiện tượng ra màu khi giặt khăn ?

Với khăn nhuộm màu, khi giặt với xà phòng ít nhiều đều ra màu trong vài lần giặt đầu tiên.  Do đó với khăn nhuộm màu mới đem ra dùng, không nên giặt chung với các loại áo quần màu trắng/nhạt.  Hiện tượng "ra màu" sẽ mất đi sau vài lần giặt.

Với khăn nhuộm màu nhạt( hoặc khăn trắng), việc ra màu sẽ không thấy do trong SX, quá trình hoàn tất đã giặt/xả sạch lượng thuốc nhuộm bám trên các xơ ngắn dể bung.

Đối với khăn màu đậm (đen, đỏ đậm...) thì việc ra màu sẽ nhiều hơn (do màu đậm), do đó khăn màu đậm chỉ nên giặt riêng.